QUY TRÌNH LÀM BÚN TƯƠI MỚI NHẤT

Có phải Quý anh chị đang cần tìm hiểu Công thức để làm ra sản phẩm BÚN TƯƠI NGON để bán hoặc để gia đình thưởng thức do chính tay mình làm ra với tiêu chí thực sự đảo bảo AN TOÀN và tốt cho SỨC KHỎE? Hay anh chị cần một CÔNG THỨC TỐT sản xuất để cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng thị hiếu ngày càng yêu cầu cao của Quý khách hàng? Hoặc sản phẩm đang gặp phải VẤN ĐỀ dẫn đến chưa được ngon như kỳ vọng? Hãy đến với chúng tôi để được GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ mong muốn của anh chị nhé !

Anh chị sẽ được các bạn kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm tư vấn cẩn thận, gửi công thức phù hợp với anh chị hoặc anh chị có thể lấy mẫu miễn phí để về tự làm. Cách làm rất dễ khi có Công thức tốt và các phụ gia thực phẩm an toàn trợ giúp để sản phẩm BÚN TƯƠI NGON hơn, bắt mắt hơn !

Công thức sản xuất BÚN TƯƠI NGON do chính các kỹ sư của VMCGROUP sáng tạo và cải tiến không ngừng nhằm đem đến cho quý vị các sản phẩm ngày càng hoàn hảo hơn! Nâng cao được sức cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt về chất lượng so với các cơ sở trong ngành! Hãy cùng nghiên cứu nhé!

QUY TRÌNH LÀM BÚN TƯƠI

Nguyên liệu: Chọn gạo là khâu quan trọng nhất. Không phải loại gạo nào cũng có thể làm bún được. Nếu không đúng loại gạo bún sẽ nát, chua, mau hỏng

  • Gạo tẻ ngon, cũ được thu hoạch từ những mùa vụ trước
  • Không mốc, sâu mọt
  • Tỉ lệ tạp chất thấp, dưới 0.1%.

Phụ gia

  • VMC BP, BMP: tạo giòn dai cho sợi bún.
  • VMC HPM : chống dính, tạo độ bong cho sợi bún.
  • Metabisunfit: Tẩy trắng cho gạo.
  • Tio2 : tạo màu trắng đục cho bún.
  • VMC Erybate: giữ màu cho bún, phở.
  • VMC Sorbat: bảo quản, giữ cho bún lâu bị chua.

  

 

Công  thức phụ gia cho bún/1kg

  • VMC BP(BMP) 2-3g, VMC HPM 2-3g, 1g VMC Sorbat.
  • Nếu gạo cũ , đen ta ngâm với metabisunfit 2-3g/1 lít nươc ngâm.
  • Bột xay ra bị đen, thâm ta cho 0,5-1g tio2, 2-3g Erybat sẽ làm bún trắng và đẹp hơn.

Ngâm: chuẩn bị cho quá trình nghiền.

  • Nếu gạo cũ có mùi hôi hoặc có màu đen ta ngâm với Metabisunfit 20-30 phút rồi xả nước đi rồi ngâm tiếp.
  • Làm mềm hạt gạo, để quá trình xay bột được dễ dàng hơn, bột dẻo, mịn hơn.
  • Quá trình ngâm còn là giai đoạn để vi khuẩn lên men acid lactic tạo vị chua đặc trưng cho bún
  • Ngâm 7 – 8 giờ. Nhiệt độ ngâm 42 – 45 0

Nghiền ướt: giúp khối bột mịn đồng đều, không tổn thất dinh dưởng, giữ lại được cấu trúc của sợi tinh bột để tạo liên kết hình thành sợi bún dai, chắc, bền

Làm ráo: tách bớt nước ra khỏi khối bột. Độ ẩm khối bột sau làm ráo: 44 -48%. Nếu độ ẩm ít hơn 44% phải thêm một lượng nước trong quá trình hồ hóa

Hồ hóa sơ bộ: hồ hóa 1 phần tinh bột trong khối bột sau nghiền và làm ráo nhắm tạo cho khối bột một độ đặc nhất định khi tiến hành nhào. Có 2 cách hồ hóa:

  • Cách 1: chia khối bột theo tỷ lệ nhất định, thường 1:10. Đem 1 phần đi hồ hóa, sau đó nhào trộn lại vào khố bột kia
  • Cách 2: đem cả khối bột hồ hóa. Quan sát, chỉ hồ hóa 1 phần phía ngoài, sau đó tiến hành nhào trộn khối bột

 Hòa tan phụ gia VMC BP, (BMP), HPM vào ít nước, cho vào quá trình này

Nhào: phá vỡ khối hạt, tạo điều kiện cho hạt tinh bột liên kết với nước làm cho khối bột trở nên đặc và chắc hơn. Quá trình nhào có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo độ dai, dẻo của sợi bún.

Ép đùn: Định hình sợi bún.

Luộc: Làm chín sợi bún, giúp sợi bún hút nước, trương nở, hồ hóa. Thời gian luộc 1 phút

Làm nguội: Các sợi tinh bột sắp xếp lại và ổn định chất lượng sợi bún.

THAM KHẢO CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHÁC Ấn vào đây !