QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIÒ LỤA BẰNG THỊT NÓNG MỚI NHẤT

Giò lụa là một món ăn khá phổ biến trong đời sống ẩm thực của người Việt Nam. Một món ăn vừa dân dã nhưng cũng không kém phần sang trọng. Món giò lụa này có nguồn gốc ngoài Bắc, khi được phổ biến ở miền Nam thì được gọi với cái tên khác là chả lụa. Qua thời gian, cách làm giò lụa ở mỗi miền mỗi khác, tuy vẫn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt lợn (thịt heo) giã nhuyễn cùng các loại gia vị. Vì cách làm khác nhau nên hương vị cùng phẩm chất giò lụa cũng khác nhau. Nhưng dù thế nào, cách làm giò lụa miền Bắc vẫn được coi là cách làm giò lụa truyền thống và có hương vị đặc trưng riêng đấy các bạn ạ
Có phải Quý anh chị đang cần tìm hiểu Công thức để làm ra sản phẩm GIÒ LỤA NGON để bán hoặc để gia đình thưởng thức do chính tay mình làm ra với tiêu chí thực sự đảo bảo AN TOÀN và tốt cho SỨC KHỎE? Hay anh chị cần một CÔNG THỨC TỐT sản xuất để cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng thị hiếu ngày càng yêu cầu cao của Quý khách hàng? Hoặc sản phẩm đang gặp phải VẤN ĐỀ dẫn đến chưa được ngon như kỳ vọng? Hãy đến với chúng tôi để được GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ mong muốn của anh chị nhé !

Anh chị sẽ được các bạn kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm tư vấn cẩn thận, gửi công thức phù hợp với anh chị hoặc anh chị có thể lấy mẫu miễn phí để về tự làm. Cách làm rất dễ khi có Công thức tốt và các phụ gia thực phẩm an toàn trợ giúp để sản phẩm GIÒ LỤA NGON hơn, bắt mắt hơn !

Công thức sản xuất GIÒ LỤA NGON do chính các kỹ sư của VMCGROUP sáng tạo và cải tiến không ngừng nhằm đem đến cho quý vị các sản phẩm ngày càng hoàn hảo hơn! Nâng cao được sức cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt về chất lượng so với các cơ sở trong ngành! Hãy cùng nghiên cứu nhé!

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIÒ LỤA BẰNG THỊT NÓNG

  • Nguyên Liệu
  • Thịt nóng: Chọn thịt đùi hoặc mông mới mổ ít hơn 2h, thịt còn nóng, dẻo, cầm dính tay.
  • Mỡ: Chọn mỡ khổ, mỡ gáy thái nhỏ sau đó câp đông
  • Phụ gia
  • VMC K7: Tạo giòn
  • VMC Nonphos : tạo dai, chắc, giữ ổn định cấu trúc giò.
  • VMC MP: Tạo dẻo, giữ nước, làm cho mọc lâu bị khô.
  • VMC IG : Thay thế bột ngọt, có vị ngọt sương hầm, tương đồng với vị ngọt của giò, làm cho sản phẩm có vị ngọt được giữ lâu trong miệng
  • VMC Antione: Chất bảo quản được phép dùng trong giò chả, bảo quản được 3-4 ngày ở điều kiện thường.
  • Công thức phụ gia cho thịt nóng /1kg thành phẩm:
  • 2g K7 , 2g Nonphos, 1g MP, 2g IG, 3-5g antione.
  • Gia vị, nước đá
  • Nước mắm: 35-45g
  • Tiêu: 2,5-3g
  • Nước đá: 70-100g
    • Xay giò
    • Cân thịt nạc, mỡ theo tỉ lệ 7:3( Nếu nhiều nạc hơn giò sẽ bị khô, nhiều mỡ hơn giò mềm, ăn ngấy).
    • Cối xay ta ướp đá lạnh trươc 15’ ( tránh tình trạng khi xay thịt bị nóng dẫn đến giò bị bở).
    • Cho thịt, mỡ theo tỉ lệ vào cối xay phá khoảng 10s.
    • Cho phụ gia, gia vị, nước đá đã chuẩn bị vào xay thêm 2,5 tới 3 phút , nhìn thấy mọc mịn, bóng, cuộn theo lưỡi dao là được.
    • Lấy mọc ra gói , giai đoạn này thao tác càng nhanh càng tốt tránh tình trạng mọc bị khô dẫn tới giò sau khi luộc lên sẽ bị bở.
    • Lưu ý
    • Mọc xay ra nếu bị khô quá chắc chắn giò bị bở , ta có thể xử lý bằng cách cho vào tủ đông để trộn tiếp vào mẻ sau.
    • Cho nươc đá vào để cho thịt không bị nóng khi xay, hỗ trợ phụ gia làm dẻo mọc, ngoài ra còn tăng khối lượng sản phẩm
    • Muốn thử giò có được hay không sau khi xay lấy 1 chút cho vào nồi nước sôi sau đó thử, bằng cách này có thể biết được gia vị hay độ giòn dai đã phù hợp hay chưa, nếu chưa ta bỏ mọc vào tủ đông sau đó điều chỉnh cho phù hợp rồi xay thêm.
    • Sau khi gói hoặc đóng khuôn để mọc ổn định cấu trúc khoảng 15’ rồi hấp giò sẽ giòn dai hơn.
    • Thịt sau khi lấy về ta có thể thái miếng rồi ướp trong đá lạnh hoặc bỏ vào trong tủ mát, tủ đông để kéo dài thời gian làm, tránh tình trạng thịt bị đơ dẫn đến khi xay ra giò bị bở.

    Hấp, luôc

    • Thời gian hấp , luộc là 1h đối với khuôn 1kg, 35-40 phút đối với khuôn 0,5kg

    Video hướng dẫn cách làm cụ thể của kỹ sư thực phẩm Việt Mỹ:

    THAM KHẢO CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHÁC Ấn vào đây !